14 trường phái hội họa nổi bật trên thế giới qua các thời kỳ

Các trường phái hội họa đã phát triển và biến đổi qua từng thời kỳ, mỗi giai đoạn mang đến những sắc thái, phong cách và ý nghĩa riêng biệt. Từ trường phái ấn tượng với những nét cọ mềm mại và màu sắc tươi sáng, đến trường phái lập thể với những hình khối và góc cạnh táo bạo, mỗi tác phẩm đều chứa đựng một phần linh hồn và cảm xúc của nghệ sĩ. 

Tổng quan về hội họa và lịch sử phát triển

Trường phái hội họa là gì?

Trường phái hội họa (hay còn gọi là phong cách hội họa) là các xu hướng thiết kế có những đặc điểm, kỹ thuật, và tư duy sáng tạo riêng biệt mà các nghệ sĩ trong cùng một thời kỳ tạo ra các tác phẩm của mình. Những trường phái này thường phản ánh các yếu tố văn hóa, xã hội, chính trị, và cá nhân của thời đại mà chúng tồn tại.

Các trường phái hội họa trên thế giới đại diện cho những xu hướng nghệ thuật hình thành trong một giai đoạn lịch sử nhất định
Các trường phái hội họa trên thế giới đại diện cho những xu hướng nghệ thuật hình thành trong một giai đoạn lịch sử nhất định

Vai trò của trường phái hội họa

Các trường phái hội họa đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển và đa dạng hóa của nghệ thuật hội họa trên toàn thế giới, với những đóng góp chính như sau:

  • Tạo ra sự đổi mới và tiến hóa liên tục: Mỗi trường phái hội họa ra đời đều mang theo những phong cách, kỹ thuật và tư tưởng sáng tạo mới lạ, thách thức các phương thức hội họa truyền thống. Việc liên tiếp xuất hiện các trường phái hội họa đã đẩy nhanh quá trình cải tiến và sáng tạo trong nghệ thuật hội họa.
  • Phản ánh các biến đổi trong xã hội: Thông thường sẽ phản ánh những thay đổi về quan niệm thẩm mỹ, triết lý sống và tâm lý con người trong xã hội ở từng giai đoạn lịch sử. Chúng góp phần ghi lại và lưu giữ dấu ấn của từng thời kỳ thông qua ngôn ngữ nghệ thuật đặc trưng.
Các trường phái hội họa thúc đẩy sự phát triển và đa dạng hóa của nghệ thuật hội họa trên toàn thế giới
Các trường phái hội họa thúc đẩy sự phát triển và đa dạng hóa của nghệ thuật hội họa trên toàn thế giới

Các trường phái hội họa đặc sắc nhất trên thế giới

Nghệ thuật hội họa luôn là một trong những lĩnh vực sáng tạo đầy ắp những ý tưởng mới lạ và đột phá. Qua từng giai đoạn lịch sử, các nghệ sĩ liên tục khai phá những phương thức và triết lý sáng tạo độc đáo, tạo nên sự phát triển của mỹ thuật càng thêm phổ biến.

Trường phái ấn tượng - Impressionism (1874 - 1886)

Trường phái ấn tượng xuất hiện vào cuối thế kỷ 19 tại Pháp. Những họa sĩ tiên phong như Claude Monet, Auguste Renoir, Camille Pissarro và Alfred Sisley đã mang đến một phương thức sáng tạo hoàn toàn mới mẻ.

Khác với cách tiếp cận tái hiện chân thực và chi tiết của các trường phái truyền thống trước đó, chủ nghĩa ấn tượng tập trung vào việc ghi lại cảm xúc tức thời của người nghệ sĩ về cảnh vật. Thay vì vẽ những đường nét liền mạch, các họa sĩ sử dụng kỹ thuật điểm, vết chấm màu để tạo nên ấn tượng thị giác sinh động.

Tác phẩm "Der Getreide Stapel" của họa sĩ Claude Monet
Tác phẩm "Der Getreide Stapel" của họa sĩ Claude Monet
truong-phai-hoi-hoa-1-240813174132
Tác phẩm "Frühstück der Ruderer" của họa sĩ Pierre-Auguste Renoir
truong-phai-hoi-hoa-2-240813174133
Tác phẩm "Die Überschwemmung bei Port-Marly" của họa sĩ Alfred Sisley

Những tác phẩm tiêu biểu của trường phái ấn tượng như "Lilien auf der Themse" và "Der Getreide Stapel" của Claude Monet, "Frühstück der Ruderer" của Pierre-Auguste Renoir, hay "Die Überschwemmung bei Port-Marly" của Alfred Sisley đã để lại dấu ấn khó phai trong lòng công chúng.

Trường phái hậu ấn tượng - Post Impressionism (1886- 1910)

Đặc trưng của trường phái này là sự kết hợp giữa những quan sát chính xác về thực tại với việc vận dụng các yếu tố như màu sắc, hình dạng và kết cấu theo cách riêng của từng nghệ sĩ. Họ luôn tìm cách phá vỡ các quy tắc về hình thức và cấu trúc truyền thống, thể hiện những quan điểm và cảm xúc cá nhân sâu sắc hơn.

Tác phẩm "Ngôi nhà của Cézanne ở Aix" của họa sĩ Paul Cézanne
Tác phẩm "Ngôi nhà của Cézanne ở Aix" của họa sĩ Paul Cézanne
Tác phẩm "Đêm Đầy Sao" của họa sĩ Vincent van Gogh
Tác phẩm "Đêm Đầy Sao" của họa sĩ Vincent van Gogh
Tác phẩm Ngày hội ở La Grande Jatte" của họa sĩ Georges Seurat
Tác phẩm Ngày hội ở La Grande Jatte" của họa sĩ Georges Seurat

Những tác phẩm tiêu biểu của chủ nghĩa hậu ấn tượng như "Ngôi nhà của Cézanne ở Aix" của Paul Cézanne, "Đêm Đầy Sao" của Vincent van Gogh hay "Ngày hội ở La Grande Jatte" của Georges Seurat đều thể hiện sự đổi mới về kỹ thuật, màu sắc và cách tiếp cận chủ đề.

Trường phái biểu hiện - Expressionism (1906 - 1919)

Trường phái biểu hiện tập trung vào việc thể hiện cảm xúc và trải nghiệm nội tâm của nghệ sĩ thay vì mô tả chính xác thực tế bên ngoài.

Tác phẩm "The Scream" của họa sĩ Edvard Munch
Tác phẩm "The Scream" của họa sĩ Edvard Munch
Tác phẩm "The Street" của họa sĩ Ernst Ludwig Kirchner
Tác phẩm "The Street" của họa sĩ Ernst Ludwig Kirchner
Tác phẩm "Autoportrait" của họa sĩ Egon Schiele
Tác phẩm "Autoportrait" của họa sĩ Egon Schiele

Những tác phẩm như "The Scream" của Edvard Munch, "The Street" của Ernst Ludwig Kirchner hay "Autoportrait" của Egon Schiele đều thể hiện rõ nét những đặc trưng của chủ nghĩa biểu hiện như sự kích động mạnh mẽ, sự biến dạng mang tính cá nhân và những hình ảnh mang tính biểu tượng sâu sắc.

Trường phái lập thể - Cubism (1909 - 1926)

Được khởi xướng bởi hai họa sĩ danh tiếng là Pablo Picasso và Georges Braque, trường phái này tập trung phân tách các hình thể và vật thể thành những khối hình học đơn giản, sau đó tái tổ hợp chúng lại theo những góc độ khác nhau. Điều này tạo nên những tác phẩm mang tính trừu tượng, phá vỡ quan niệm về hình ảnh truyền thống và yêu cầu người xem phải tư duy theo một cách thức mới.

Tác phẩm "Les Demoiselles d'Avignon" của họa sĩ Pablo Picasso
Tác phẩm "Les Demoiselles d'Avignon" của họa sĩ Pablo Picasso
Tác phẩm "Guernica" của họa sĩ Pablo Picasso
Tác phẩm "Guernica" của họa sĩ Pablo Picasso
Tác phẩm "Violin and Candlestick" của họa sĩ Georges Braque
Tác phẩm "Violin and Candlestick" của họa sĩ Georges Braque

Những tác phẩm tiêu biểu như "Les Demoiselles d'Avignon" và "Guernica" của Pablo Picasso, hay "Violin and Candlestick" của Georges Braque đều thể hiện rõ nét sự phá vỡ hình thể, vận dụng các khối hình học, góc nhìn đa chiều và tính trừu tượng.

Trường phái ấn tượng trừu tượng - Abstract Expressionism (1940)

Trường phái này không tập trung vào việc tái hiện hiện thực hay biểu đạt cảm xúc một cách trực tiếp. Thay vào đó, các nghệ sĩ tìm cách thể hiện những rung động sâu thẳm của tâm hồn và sự tự do sáng tạo thông qua các phương thức nghệ thuật trừu tượng.

Các họa sĩ tiêu biểu của trường phái này như Jackson Pollock, Willem de Kooning, Mark Rothko và Clyfford Still đã tạo nên những tác phẩm mang tính cá nhân, tự phát và mang đậm dấu ấn của bản thân.

Tác phẩm "Autumn Rhythm" của họa sĩ Jackson Pollock
Tác phẩm "Autumn Rhythm" của họa sĩ Jackson Pollock
Tác phẩm "Interchange" của họa sĩ Willem de Kooning
Tác phẩm "Interchange" của họa sĩ Willem de Kooning

Các tác phẩm tiêu biểu như "Autumn Rhythm" của Jackson Pollock, "Interchange" của Willem de Kooning, hay "Rothko Chapel" của Mark Rothko đều thể hiện rõ nét những đặc trưng của trường phái này qua việc sử dụng màu sắc, hình thể và kỹ thuật một cách tự do và cá nhân để truyền tải những cảm xúc sâu lắng và khó diễn đạt bằng lời.

Trường phái lãng mạn - Romanticism (1780s – 1830s)

Trường phái lãng mạn là một phong trào văn học và nghệ thuật xuất hiện vào cuối thế kỷ 18 và phát triển mạnh trong thế kỷ 19. Đây là cách tiếp cận sáng tạo nhấn mạnh vào cảm xúc, trí tưởng tượng và cá nhân. 

Một số tác giả và nghệ sĩ tiêu biểu của trường phái này bao gồm Eugène Delacroix, J.M.W. Turner, Caspar David Friedrich. 

Dưới đây là danh sách một số bức tranh nổi tiếng của các họa sĩ thuộc trường phái lãng mạn mà mình đã đề cập:

  • Eugène Delacroix: "Liberty Leading the People" (Tự Do Dẫn Dắt Nhân Dân)
  • J.M.W. Turner: "The Fighting Temeraire" (Chiến Hạm Temeraire)
  • Caspar David Friedrich: "Wanderer above the Sea of Fog" (Kẻ Lang Thang Trên Biển Sương Mù)

Trường phái nghệ thuật nhận thức - Conceptual Art (1960 - 1970)

Trường phái này tập trung vào việc khám phá và thể hiện các quá trình tư duy, nhận thức và trải nghiệm của con người thông qua các tác phẩm nghệ thuật.

Tác phẩm "One and Three Chairs" của nghệ sĩ Joseph Kosuth
Tác phẩm "One and Three Chairs" của nghệ sĩ Joseph Kosuth
Tác phẩm "Statements" của nghệ sĩ Lawrence Weiner
Tác phẩm "Statements" của nghệ sĩ Lawrence Weiner

Các nghệ sĩ tiêu biểu trong trường phái nghệ thuật nhận thức đã tạo ra những bức họa đơn giản nhưng chứa đựng nhiều ý nghĩa sâu sắc về triết học, xã hội và bản thân con người qua các tác phẩm như "One and Three Chairs" của Joseph Kosuth, "Statements" của Lawrence Weiner hay "Cut Piece" của Yoko Ono.

Trường phái dada - Dadaism (1916 - 1922)

Dada là trường phái phản ứng lại những giá trị truyền thống của xã hội và nghệ thuật, đặc biệt là trong bối cảnh của Thế Chiến I - thời kỳ đầy rẫy những bạo lực và đau thương. Vì vậy, họ từ chối mọi quy tắc thiết kế truyền thống, tạo ra những tác phẩm mang tính vô nghĩa, phi logic, ngẫu nhiên và châm biếm xã hội.

Tác phẩm "Fountain" của nghệ sĩ Duchamp
Tác phẩm "Fountain" của nghệ sĩ Duchamp
truong-phai-hoi-hoa-3-240813174134
Tác phẩm "Cut with the Dada Kitchen Knife" của nghệ sĩ Höch

Những nghệ sĩ tiêu biểu của trường phái Dada như Marcel Duchamp, Hannah Höch, Kurt Schwitters và Tristan Tzara đã tạo ra những tác phẩm mang tính đột phá như "Fountain" của Duchamp, "Cut with the Dada Kitchen Knife" của Höch, hay các cuốn sách và tạp chí Dada.

Trường phái vị lai - Futurism (1909 - 1918)

Trường phái vị lai tập trung vào việc miêu tả chuyển động và năng lượng của các đối tượng hiện đại, chẳng hạn như ô tô, máy móc và đô thị. Các nghệ sĩ vị lai thường sử dụng các kỹ thuật mới lạ để truyền tải cảm giác về tốc độ và năng lượng, chẳng hạn như các đường kẻ mạnh mẽ, các hình dạng đa giác và sự phân chia màu sắc.

Các nghệ sĩ tiêu biểu cho dòng trường phái Futurism như Filippo Tommaso Marinetti, Umberto Boccioni, Carlo Carrà và Giacomo Balla chủ yếu ở nước Ý.

Tác phẩm "Unique Forms of Continuity in Space" của nghệ sĩ Boccioni
Tác phẩm "Unique Forms of Continuity in Space" của nghệ sĩ Boccioni
Tác phẩm "The City Rises" của nghệ sĩ Balla
Tác phẩm "The City Rises" của nghệ sĩ Balla
Tác phẩm "Dynamism of a Dog on a Leash" của nghệ sĩ Balla
Tác phẩm "Dynamism of a Dog on a Leash" của nghệ sĩ Balla

Những tác phẩm tiêu biểu như "Unique Forms of Continuity in Space" của Boccioni, "The City Rises" của Balla hay "Dynamism of a Dog on a Leash" đều thể hiện được những yếu tố đặc trưng của phong cách Futurism.

Trường phái dã thú - Fauvism (1905 - 1909)

Trường phái này sử dụng những màu sắc tưởng như "dã thú" và những đường nét táo bạo để tạo ra những tác phẩm tập trung vào cảm xúc và cảm nhận cá nhân hơn là mô phỏng chân thực hiện thực.

Các nghệ sĩ theo trường phái này như Henri Matisse, André Derain, Maurice de Vlaminck và Albert Marquet chủ yếu ở Pháp.

Tác phẩm "Cây cầu tại Chatou" của danh họa Derain
Tác phẩm "Cây cầu tại Chatou" của danh họa Derain

Những tác phẩm tiêu biểu như "Nàng Xuân" của Matisse, "Cây cầu tại Chatou" của Derain hay "Làng quê" của Vlaminck đều thể hiện rõ nét những đặc trưng của trường phái hội họa này với những màu sắc sống động, mạnh mẽ và đôi khi không theo các quy tắc về sắc độ và bóng sáng của tranh truyền thống để thể hiện cảm xúc và trực giác của bản thân, chứ không nhằm mô tả đối tượng chân thực.

Trường phái nghệ thuật đại chúng - Pop Art (1961 - 1968)

Trường phái hội họa Pop Art tập trung vào những hình ảnh và đề tài quen thuộc trong cuộc sống đại chúng như quảng cáo, truyện tranh, hàng tiêu dùng và văn hóa đại chúng. Các nghệ sĩ Pop Art như Andy Warhol, Roy Lichtenstein, Claes Oldenburg và James Rosenquist tin rằng nghệ thuật nên gần gũi và phản ánh cuộc sống thường ngày của con người.

Tác phẩm "Campbell's Soup Cans" của nghệ sĩ Warhol
Tác phẩm "Campbell's Soup Cans" của nghệ sĩ Warhol
Tác phẩm "Whaam!" của nghệ sĩ Lichtenstein
Tác phẩm "Whaam!" của nghệ sĩ Lichtenstein

Các tác phẩm nổi tiếng như "Campbell's Soup Cans" của Warhol, "Whaam!" của Lichtenstein hay "Lipstick (Ascending) on Caterpillar Tracks" của Oldenburg sử dụng những hình ảnh và ký hiệu được lấy từ văn hóa đại chúng, được tái tạo lại bằng những kỹ thuật như in ấn, sơn phun, điêu khắc. 

Trường phái nghệ thuật quang học - Op Art (1964 - 1967)

Op Art tập trung vào việc sử dụng những hiệu ứng quang học để tạo ra những tác phẩm mang tính ảo giác, khiến người xem cảm thấy bị kích thích thị giác. Các nghệ sĩ Op Art như Victor Vasarely, Bridget Riley, Richard Anuszkiewicz và Jesús Rafael Soto tập trung vào những yếu tố cơ bản như màu sắc, hình dạng và chuyển động để tạo ra những ảo ảnh thị giác.

Tác phẩm "Vega" của danh họa Vasarely
Tác phẩm "Vega" của danh họa Vasarely
Tác phẩm "Blaze" của danh họa Riley
Tác phẩm "Blaze" của danh họa Riley

Các tác phẩm điển hình của Op Art thường sử dụng những mô hình lặp đi lặp lại, những đường nét sắc nét, các hình dạng đối xứng và những màu sắc tương phản để tạo ra các hiệu ứng quang học như rung động, nổi lên, chuyển dịch và hòa trộn. Những tác phẩm như "Vega" của Vasarely, "Blaze" của Riley hay "Physichromie" của Soto đều thể hiện rõ những đặc điểm này.

Trường phái nghệ thuật động - Kinetic Art (1950 - 1960)

Trường phái Kinetic Art tập trung vào việc sử dụng các yếu tố chuyển động, sự biến đổi và tương tác của tác phẩm với người xem. Các tác phẩm điển hình của Kinetic Art thường sử dụng những cấu trúc di động, những vật thể được điều khiển bằng động cơ hoặc năng lượng tự nhiên như gió, nước, điện. Những tác phẩm như "Mobiles" của Calder, "Méta-Matic" của Tinguely, "Triptyque Cinétique" của Agam hay "Couleurs en Mouvement" của Soto đều thể hiện rõ những đặc điểm này.

Ngoài ra, Kinetic Art còn ứng dụng những công nghệ mới như đèn neon, laser, và các yếu tố tương tác như cảm biến, phản hồi âm thanh để tạo ra những tác phẩm động, linh hoạt và hấp dẫn người xem.

Tác phẩm "Mobiles" của nghệ sĩ Calder
Tác phẩm "Mobiles" của nghệ sĩ Calder

Trường phái siêu thực - Surrealism (1924 - 1938)

Trường phái này hướng đến việc giải phóng những thứ vô thức, mơ mộng và phi lý trong con người. Các nghệ sĩ siêu thực như Salvador Dalí, René Magritte, Joan Miró và Max Ernst tin rằng nghệ thuật nên vượt qua những giới hạn của lý trí, tận dụng sức mạnh của tiềm thức để tạo ra những thế giới kỳ lạ.

Tác phẩm "The Persistence of Memory" của nghệ sĩ Dalí
Tác phẩm "The Persistence of Memory" của nghệ sĩ Dalí
Tác phẩm "Lunar Bird" của nghệ sĩ Miró
Tác phẩm "Lunar Bird" của nghệ sĩ Miró

Các tác phẩm điển hình của Surrealism thường sử dụng những hình ảnh kỳ lạ, ghép nối những yếu tố khác thường, gợi nhớ đến những giấc mơ và ảo ảnh. Những tác phẩm như "The Persistence of Memory" của Dalí, "The Treachery of Images" của Magritte hay "Lunar Bird" của Miró đều thể hiện rõ những đặc điểm này.

Kết luận

Việc tìm hiểu và đánh giá các trường phái hội họa không chỉ giúp chúng ta hiểu sâu hơn về nghệ thuật, mà còn mở ra cái nhìn mới về lịch sử, văn hóa và xã hội loài người. Vậy nên, mỗi khi ngắm một bức tranh, bạn hãy xem như đang đọc một trang sử sống động về con người và xã hội sẽ thú vị hơn nhiều đấy.